Gần đây một trong số những người dùng của chúng tôi yêu cầu được chúng tôi giúp đỡ trong việc thay đổi tên miền WordPress của họ sang một tên miền mới. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ là rất tốt nếu chúng tôi chia sẻ quá trình này, từ đó nó sẽ giúp được những người đang tìm kiếm cách làm tương tự như vậy. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn thấy làm thế nào để thay đổi tên miền không ảnh hưởng tới thứ hạng SEO, Rank, Case của bạn.
1. Trỏ tên miền sang hosting mới
Bước 1: Tạo một sao lưu đầy đủ trước khi thay đổi tên miền
Trước khi bạn thay đổi tên miền hay làm bất cứ điều gì, một điều rất quan trọng là bạn hãy tạo ra một bản sao lưu đầy đủ trang web WordPress của bạn. Có tới hàng tấn các plugin và giải pháp hiện có cho phép bạn tạo ra một bản sao lưu.
Bước 2: Di chuyển trang web WordPress của bạn
Điều này là hiển nhiên rồi, tuy nhiên trước khi thay đổi chính thức, bạn hãy dùng thủ thuật đổi IP với file hosts để domain nhận IP trên localhost đã.
Tiến hành restore dữ liệu, cài đặt, fix bug nếu có, đảm bảo mọi chức năng hoạt động hoàn hảo rồi mới thay đổi IP trên DNS.
Các bạn hoàn toàn có thể dùng tên miền mới trên hosting hoặc server cũ cũng được nhé.
2. Redirect đường dẫn từ tên miền cũ sang tên miền mới
Đây là bước quan trọng giúp chuyển hướng toàn bộ link từ tên miền cũ sang tên miền mới. Bạn phải thực hiện chuyển toàn bộ đường dẫn của tên miền cũ bao gồm đường dẫn chuyên mục, bài viết, hình ảnh,… sang tên miền mới. Để làm được điều này nhanh chóng và chính xác bạn thực hiện bằng cách thêm đoạn code tương ứng dưới đây vào file .htaccess nếu dùng Apache hoặc file cấu hình .conf nếu dùng Nginx.
Lưu ý: Trước khi thực hiện việc chỉnh sửa file .htaccess hoặc .conf bạn cần backup lại các file này để nếu có xảy ra lỗi còn khôi phục lại được.
Nếu dùng Apache
Bạn hãy mở file .htaccess
ở thư mục ngoài cùng, thường là public_html
và thêm đoạn bên dưới lên đầu file:
RewriteEngine On RewriteRule ^(.*)$ http://newdomain.com/$1 [R=301,L]
Nếu dùng Nginx
Bạn hãy mở file cấu hình của tên miền, thường có đường dẫn /etc/nginx/conf.d/olddomain.com.conf
và chỉnh sửa lại nội dung tương tự như bên dưới:
server { server_name .olddomain.com; return 301 http://newdomain.com$request_uri; }
Sau khi cập nhật xong, bạn hãy kiểm tra lại bằng cách truy cập link bất kỳ với tên miền cũ, lúc này sẽ được tự động chuyển sang tên miền mới.
Sửa các link bị lỗi
Sau khi di chuyển trang web của bạn đến một tên miền mới, việc này cũng đồng nghĩa với việc bạn đã đổi tên miền WordPress site thành công, có thể sẽ có một vài link bị hỏng. Ví dụ: liên kết đến các trang cục bộ vẫn dùng tên miền cũ, sẽ trả lại lỗi 404 khi truy cập, điều này thật sự không tốt cho trãi nghiệm người dùng.
Các link hỏng này cũng có thể có từ bản website cũ, hãy cố gắng cập nhật và sửa lại toàn bộ link mới. Bạn hãy cập nhật lại link của các trang mạng xã hội đồng thời liên hệ với bạn bè có liên kết với website cũ và nhờ họ cập nhật lại chính xác link mới:
3. Cập nhật lại tên miền mới trên Google Search Console
Sau khi kiểm tra mọi thứ hoạt động ổn định, bạn hãy add thêm tên miền mới vào công cụ Google Search Console và cấu hình lại:
Bước 1: Thông báo cho Google về thay đổi
Một việc làm nữa bạn cần làm là sử dụng chức năng Change of Address trong Google Webmaster. Sau khi đăng ký cả hai domain mới và cũ trong Google webmaster tools bạn cần chỉ ra rằng bạn sẽ chuyển toàn bộ thông tin từ domain cũ sang domain mới. Change of Address hoạt động ở cấp độ trang web, điều này có nghĩa là việc chuyển đổi này là cho toàn bộ trang chứ không phải cho một trang đặc biệt nào.
Để khai báo bạn truy cập vào trang Search Console của tên miền cũ và click vào bánh răng cài đặt ở trên cùng bên phải và chọn Thay đổi địa chỉ
Bước 2: Gửi sitemap mới cho trang web
Việc thành công khi thực hiện đổi tên miền WordPress website sang một tên miền mới cũng có ảnh hưởng rất lớn từ việc nhập lại sơ đồ trang web cho Google.
Một sơ đồ trang web chính là chỉ mục của toàn bộ các URL khác nhau trên website của bạn. Công cụ tìm kiếm sẽ đọc các chỉ mục này để thực hiện tạo lại ảnh chụp của toàn bộ website.
Bước 3: Đổi tên miền trong Google Analytics
SEO là tất cả những thứ liên quan đến tạo lưu lượng truy cập vào trang web của bạn. Khi bạn càng biết nhiều về điều này thì bạn sẽ càng biết được cách để đạt được hiệu quả tối đa.
Nếu bạn không dùng Google Analytics để theo dõi website thì hãy bắt đầu tìm hiểu và sử dụng nó ngay bây giờ bởi vì nó sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích mà bạn có thể sử dụng để cải thiện SEO tại bất kỳ thời điểm nào.
4. Cập nhât những backlinks quan trọng
Mặc dù 301 giúp bạn chuyển toàn bộ các thông tin như PageRank, anchor text… nhưng tôi khuyên bạn hãy bỏ ra chút thời gian và sự kiên nhẫn của mình để cập nhật những back link quan trọng ( Những link có được từ những website có PR cao) từ website cũ cho website mới. Bạn không cần liên hệ với tất cả các webmaster để update link, bạn chỉ cần tập trung vào những link quan trọng nhất. Bạn có thể xem tất cả link đến cho website cũ bằng cách sử dụng các công cụ kiểm tra back link hoặc Google Webmaster Tools
5. Kiên nhẫn và chờ đợi
Chuyển đổi tên miền cũ sang tên miền mới là một sự cập nhật rất nhiều các yếu tố. Hãy kiên nhẫn, bạn hãy dành thời gian để kiểm tra tất cả mọi thứ trước khi chuyển đổi toàn bộ website. Đồng thời bạn đừng quên check thời gian hết hạn của domain cũ để gia hạn như thế bạn sẽ không làm mất đi lưu lượng traffic cũng như PR của mình từ những black link cũ.
Bạn hãy chú ý đến việc chăm sóc cho redirect 301 của mình, renew lại việc đổi địa chỉ trong Google webmaster tool sau 180 ngày.
Tôi tin chắc rằng nếu bạn làm đúng những gì tôi đã hướng dẫn ở trên bạn sẽ tối thiểu hóa được việc thất thoát “ gia sản” khi chuyển đổi tên miền và chiến dịch seo của bạn không bị ảnh hưởng nhiều.